Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Khóa học PHP tốt nhất tại Hà Nội : Bài 2 Học PHP

Khóa học PHP tốt nhất tại Hà Nội : Bài 2 Học PHP: Bài 2: Hằng và biến trong PHP 1. Hằng và biến Nếu các bạn chưa từng học lập trình, chắc các bạn đang còn xa lạ với h...

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Bài 2 Học PHP




Bài 2: Hằng và biến trong PHP

1. Hằng và biến
Nếu các bạn chưa từng học lập trình, chắc các bạn đang còn xa lạ với hằng và biến. OK, No Star where
- Giống như trong toán học, một hằng số xác định một giá trị duy nhất thông qua tên của hằng số, trong Tin học cũng vậy. Môt hằng số xác định một giá trị duy nhất trong toàn bộ chương trình. Người ta có thể sử dụng giá trị này thông qua tên của hằng số đó trong chương trình

- Tương tự đối với biến. Một biến trong lập trình được sử dụng để lưu trữ một giá trị nào đó thông qua tên biến. Sở dĩ người ta gọi nó là biến, vì không như hằng số (giữ nguyên giá trị trong toàn bộ quá trình chạy chương trình), người ta có thể thay đổi giá trị của biến số thông qua các phép gán.

Để tạo điều kiện dễ dàng trong quá trình phân tích dữ liệu, PHP quy định bất kỳ từ nào có dấu $ ở trước đều là tên của biến. Ví dụ:
$ten xác định một biến có tên là ten
$custome_name: xác định một biến có tên là $custome_name

Bạn cần biết rằng tên biến là một chuỗi các ký tự chỉ bao gồm các chữ số, chữ cái (a..z) và dấu gạch dưới ( _ ). Và PHP quy định phân biệt các biến chữ hoa và chữ thường là khác nhau. CHẳng hạn $ab và $Ab là 2 biến hoàn toàn khác nhau. Một điểm cần lưu ý khác là không được đặt tên biến bắt đầu bằng các chữ số (0.. 9)

Do quy định các chuỗi ký tự có chứa dấu $ ở trước là một tên biến, nên PHP tự động khởi gán giá trị của các biến này là rỗng (đối với kiểu dữ liệu văn bản) hoặc 0 đối với kiểu dữ liệu số. Bạn sẽ được biết đến các kiểu dữ liệu sau này.

Để gán giá trị cho các biến, bạn sử dụng câu lệnh gán như sau:
$tên_biến = giá trị cần gán;

Ví dụ:
PHP Code:
$nam_sinh=1980;
$ho_ten="CMXQ";  
Các bạn chú ý đến 2 ví dụ tôi nhập dữ liệu: một cái thì nằm trong cặp dấu ngoặc kép chỉ thị biến đó chứa dữ liệu theo kiểu xâu, còn một cái thì không nằm trong cặp dấu ngoặc kép chỉ thị biến đó chứa dữ liệu kiểu số. Bạn sẽ biết chi tiết hơn ở ngay sau đây:

2. Các kiểu dữ liệu trong PHP

PHP có 3 kiểu dữ liệu cơ bản: Integer, double và string. Ngoài ra còn một số kiểu dữ liệu khác, đượ xây dựng dựa trên các kiểu dữ liệu cơ bản trên, như mảng, object, mà chúng ta sẽ đề cập đến sau. Tất cả các biến đều được chỉ định kiểu dữ liệu, và như chúng ta đã nói ở trên, giá trị của chúng có thể bị thay đổi trong quá trình sử dụng.

Kiểu giá trị Integer sử dụng 4 byte của bộ nhớ. Đây là kiểu giá trị nguyên (không phải là số thực) và có giá trị nằm trong khoảng từ -2 tỷ đến 2 tỷ. Kiểu dữ liệu double là kiểu dữ liệu số thực, cho phép chứa các số thưc. Kiểu String được sử dụng để chứa các dữ liệu như là các ký tự văn bản, ký tự đặc biệt và các chữ số. Dữ liệu kiểu string được đặt trong cặp dấu ngoặc kép ("") chỉ định một xâu (hay còn gọi là chuỗi ký tự).

Ví dụ:
2: Kiểu integer;
2.0: kiểu double
"2": Kiểu xâu
"2 gio": Kiểu xâu

3.Định nghĩa hằng

Hàm define() được sử dụng để tạo một hằng số:
Hàm này có cấu trúc sau:
PHP Code:
define ("tên_hằng","giá trị của hằng");  
Ví dụ:
PHP Code:
define ("COMPANY","NS Co.Ltd");// Định nghĩa hằng COMPANY với giá trị là "NS Co Ltd"
define ("diem_so",4.5);// định nghĩa hằng diem_so với giá trị là 4.5 (hic... thi lại );  
Sau khi một hằng số được tạo ra, ta có thể sử dụng chúng thay cho giá trị của chúng:
PHP Code:
echo ("Tên công ty: ".COMPANY);  
Điều này tương đương với echo ("Tên công ty: NS Co Ltd");

4. Một số hằng xây dựng sẵn (built in constant)

PHP có chứa một số hằng được xây dựng sẵn. TRUE và FALSE là 2 hằng đã được dựng sẵn với chỉ định true (1) và false (=0 hoặc một xâu rỗng)

Hằng số PHP_VERSION chỉ định phiên bản của bộ phân tích PHP mà bạn đang dùng hiện tại. Hằng PHP_OS chỉ định hệ điều hành server mà trình phân tích PHP đang chạy.
PHP Code:
echo (PHP_OS); // in ra màn hình "Linux" (ví dụ)  
_FILE_and_LINE_ trả về tên của đoạn script (đoạn mã nhúng) đang được phân tích tại dòng hiện thời trong đoạn mã script.

PHP còn cung cấp một số hàm để thông báo lỗi như E_ERROR, E_WARNING, E_PARSE và E_NOTICE.

Ngoài ra, PHP còn cung cấp một số biến cung cấp thông tin về môi trường PHP đang sử dụng. Để xem các thông tin này,bạn có thể dùng hàm phpinfo() như sau:
PHP Code:
<HTML>
<!-- phpinfo.php-->
<BODY>
<?php
phpinfo
();
?>
</BODY>
</HTML
5. Lừa kiểu và ép kiểu dữ liệu

Như chúng ta đã biết, tất cả các biến PHP đều có kiểu dữ liệu riêng. Kiểu dữ liệu của biến sẽ được tự động xác định bởi giá trị đặt vào biến
PHP Code:
$a=// $a là kiểu integer
$a=1.2 // Bây giờ, nó là kiểu double
$a="1" // Và bây giờ nó là kiểu string  
a) Chuyển kiểu chuỗi và lừa kiểu dữ liệu

Nếu bạn làm các thao tác tính toán số trên một chuỗi, PHP sẽ tính toán chuỗi như là một số. Điều này được biết đến với cái tên gọi là "chuyển kiểu chuối (String conversion), mặc dù giá trị chuỗi của nó có thể không cần phải thay đổi. Trong đoạn ví dụ sau, biến $str được xác định là một chuỗi:
PHP Code:
$str="756300 không có";  
Nếu chúng ta cố cộng thêm một giá trị nguyên là 3 vào biến $str, biến $str sẽ tự động tính với số nguyên 756300:
PHP Code:
$x=4+$str;//$x =756304  
Nhưng bản thân giá trị của biến $str không thay đổi
PHP Code:
echo ($str); // In ra màn hình chuỗi "756300 không có"  
Chuyển kiểu chuỗi phải tuân theo 2 nguyên tắc sau:
- Chỉ những chuỗi bắt đầ là một xâu các chữ số. Nếu chuỗi bắt đầu bằng một giá trị số hợp lệ, chuỗi này sẽ được xác định như giá trị của nó, trong trường hợp khác, nó sẽ trả về 0. VD: chuỗi "35 tuổi" sẽ được ước lượng là 35, nhưng chuỗi "tuổi 35" sẽ chỉ xác định giá trị 0.

- Một chuỗi sẽ chỉ được xác định như là một giá trị kiểu double nếu giá trị kiểu double được miêu tả bao gồm toàn bộ chuỗi. Chuỗi "3.4", "-4.2" sẽ được ước lượng như giá trị thực 3.4 và -4.2. Nếu một ký tự không phải là ký tự kiểu số thực được đưa vào chuỗi, giá trị của chuỗi đó sẽ được ước lượng như là một số nguyên. Chuỗi "3.4 dollar" sẽ thành số nguyên 3.

Trong việc cộng với chuỗi chuyển kiểu, PHP sẽ thực hiện "lừa kiểu" giữa 2 kiểu số. Nếu bạn thực hiện một phép toán số học giữa kiểu thực và kiểu nguyên, giá trị sẽ là số thực
PHP Code:
$a=//$ a là một số nguyên
$b1.0 //$b là số thực
$c=$a+$b //$c là kiểu số thực , = 2.0
$d $c+"6th" //$d là kiểu số thực = 8.0  
Ép kiểu dữ liệu

Ép kiểu dữ liệu cho phép bạn thay đổi kiểu dữ liệu của biến
PHP Code:
$a=11.2// $a là kiểu thực
$a=(int)$a// Bây giờ, $ a là kiểu nguyên, giá trị = 11
$a= (double) $a// Bây giờ $a lại trở về kiểu thực = 11.0
$b= (string)$a// $b là giá trị kiểu chuỗi ="11"  
Ngoài ra, chúng ta còn được phép ép kiểu (array) và (object)

(integer) tương đương với (int); (fload) và (real) tương đương với (double)

6. Một số hàm tiện ích khác

PHP có một số hàm hỗ trợ làm việc với các biến

- Hàm gettype($ten_bien) xác định kiểu của biến. Nó sẽ trả về một trong các giá trị: "integer", "double", "string", "array", "object", "class", "unknown type" (Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn vể mảng (array) và kiểu đối tượng (object) ở các bài sau.
Ví dụ:
PHP Code:
echo(gettype($name));  
- Hàm settype($ten_bien,"kieu_du_lieu") sẽ đặt kiểu dữ liệu cho biến $ten_bien. Kiểu dữ liệu được viết dưới dạng một chuỗi, và có thể có một trong các kiểu sau: "integer", "double", "string", "array", "object". Nếu kiểu dữ liệu không được đặt, giá trị false sẽ được trả về, còn nếu thành công, nó sẽ trả về giá trị true.

VD:
PHP Code:
$a=7.5//$a là kiểu thực
settype($a,"integer"); // bây giờ nó là một số nguyên có giá trị 7  
- Hàm isset($ten_bien) được sử dụng để xác định xem biến $ten_bien đã đặt một giá trị nào đó hay chưa. Nếu biến đó đã có giá trị, hàm trả về true. Trong truờng hợp ngược lại, hàm trả về giá trị false;
- Hàm unset($ten_bien) được sử dụng để huỷ bỏ biến $ten_bien, giải phóng bộ nhớ bị chiếm dụng của biến đó.


OK bài học hôm nay chũng ta kết thúc tại đây, đến đây chúng ta đã hiểu hơn về PHP và sử dụng hằng và biến trong PHP
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu về PHP tại đây.
Chúc các bạn thành công  

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Bài 1 Học PHP


Bài 1: Chương trình PHP đầu tiên: Hello World!


I. Khởi đầu

Nếu các bạn đã từng học lập trình, chắc các bạn cũng biết được "
Hello world!" là cái gì, còn nếu bạn nào chưa biết, thì tôi sẽ giải thích ngay đây:

"
Hello world!" là một chương trình dành cho những người mới bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình nào đó. Chương trình này đơn giản chỉ viết duy nhất một dòng chữ "Hello world!
" ra màn hình. Các bạn có thể bỏ qua nó nếu đã biết từ trước, còn nếu bạn nào chưa học, thì chúng ta bắt tay vào viết chương trình này bằng PHP nhé.

Hãy mở NotePad ra, gõ vào nội dung sau:
PHP Code:
<HTML>
<BODY>
    
<?php
       
echo ("Hello world!");
    
?>
</BODY>
</HTML>
OK, Save lại với cái tên test.php. Copy nó vào thư mục gốc (Root Directory) mặc định của Web server. Khởi động Web server Apache lên (nó sẽ hiển thị một cửa sổ đen ngòm, bạn cứ để đó, đừng tắt nó đi, vì nếu tắt đi thì tức là bạn đã tắt chương trình Web server Apache đi rồi đấy).

Bây giờ mở trình duyệt ra, tại ô địa chỉ, gõ nội dung sau: "
http://127.0.0.1/test.php" (nhớ bỏ hai dấu ngoặc kép đi nhé)

Nó sẽ hiển thị ra cửa sổ trình duyệt với duy nhất dòng chữ 
Hello world!

Chắc bạn thất vọng lắm hả? Vâng, nó chỉ có mỗi dòng chữ "
Hello world!" trên màn hình trình duyệt, mà bạn có thể làm nó đơn giản hơn rất nhiều, chẳng cần đến cái PHP kia. OK. Đừng thất vọng vội.

Chương trình này hoạt động như thế nào? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ trình duyệt (Web Client) và máy chủ cung cấp dịch vụ Web (Web server ) đã nhé:

Bước 1: Trình duyệt gửi một yêu cầu HTTP đến máy chủ, yêu cầu một file nào đó

Bước 2: Máy chủ sẽ chuyển yêu cầu này đến chương trình xử lý tương ứng, chính là chương trình Web server.

Bước 3: Web server phân tích chuỗi yêu cầu nhận được, kiểm tra xem trình duyệt ở máy khách yêu cầu gì. Nếu đó là các file bình thường (không phải là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía máy chủ), nó sẽ tìm kiếm file đó và trả về cho trình duyệt ở máy khách. Còn nếu đó là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía máy chủ (các chương trình CGI, hay các file thư viện liên kết động ISAPI, hoặc các file *.asp hay *.php), nó sẽ triệu gọi chương trình thực thi các đoạn mã này. Chương trình này sẽ chịu trách nhiệm chạy các đoạn mã, trả chúng về cho Web server dưới khuôn dạng của HTML. Sau đó, Web server mới trả kết quả lấy được cho trình duyệt.

Như vậy, chương trình của bạn phải được thực thi trên máy chủ, sau đó mới được trả về cho trình duyêt. Và đây chính là cái gọi là "Trang Web động". Không như các trang web tĩnh, trang web động cho phép bạn có sự tương tác với máy chủ thông qua các đoạn script thực thi phía server. Nhờ có sự tương tác này, bạn có thể truy xuất cơ sở dữ liệu, lấy thông tin người sử dụng, điều khiển các hoạt động khác...

OK. Bây giờ chắc bạn đã có được chút ít kiến thức với các hệ thống điều khiển Web Client - Server rồi. Đến lượt chúng ta bắt đầu phân tích chương trình đầu tiên kia.

II. Phân tích chương trình

Quay trở về đoạn mã trên.
Điều đầu tiên các bạn cần phải biết, đó là các đoạn mã thực thi PHP luôn luôn được đặt trong thẻ <?php .... ?>. Chương trình xử lý phía máy chủ sẽ chỉ thực thi các đoạn mã nằm trong thẻ này. Tất cả các đoạn mã khác nằm ngoài thẻ trên đều không được xử lý trực tiếp trên server mà được đưa về trình duyệt.
PHP Code:
<?php
// Đoạn mã PHP đặt ở đây
?>
Điều thứ 2 bạn cần biết là chương trình của bạn phải được đặt trong các file *.php. Nếu bạn đặt nó vào file khác, thì đừng mong nó chạy nhé, vì nguyên tắc của chương trình Web server là chỉ triệu gọi các chương trình xử lý tương ứng với các file có đuôi xác định trước.

Điều thứ 3 bạn cần biết là trong file *.php của bạn, ngoài các đoạn script PHP, bạn có thể đặt bất kỳ cái gì theo khuôn dạng HTML, kể cả các đoạn JavaScript chạy trên máy khách. Tức là ngoại trừ các đoạn script PHP ra thì nó không khác gì một file HTML thông thường

Điều thứ 4 các bạn cần biết, là chúng ta có thể đặt nhiều đoạn mã xử lý PHP khác nhau trong cùng một file PHP. Các đoạn mã PHP này sẽ được thực thi lần lượt từ đầu file xuống dưới. Hãy xem ví dụ sau:
PHP Code:
<HTML>
<BODY>
    
<?php
    
echo ("Hello world!");
    
?>
    <BR>
    Xin chao tat ca cac ban, day la chuong trinh PHP dau tien cua toi
    
<?php
    
echo ("<p align=right> CMXQ </p>")
    
?>
</BODY>
</HTML>
Khởi đầu, chương trình xử lý phía Web server sẽ phân tích file PHP này, trả về đoạn mã
HTML Code:
<HTML>
<BODY>
Tiếp theo, khi thấy đoạn mã thứ nhất, nó sẽ thực thi và trả về dòng "hello, world" (Dòng này do hàm echo() của PHP thực hiện). Sau đó, nó tiếp tục trả về các dòng
HTML Code:
<BR>
Xin chao tat ca cac ban, day la chuong trinh PHP dau tien cua toi

Đến khi gặp đoạn PHP thứ 2, nó sẽ thực thực thi đoạn mã thứ 2 này (gọi hàm echo()) và trả về kết quả:
PHP Code:
"<p align=right> CMXQ </p>"  
Hết đoạn mã thứ 2. Nó sẽ gửi tiếp phần còn lại của file về cho Web server. Sau đó, Web server chính thức trả toàn bộ kết quả về cho trình duyệt.

Điều quan trọng cuối cùng: Kết thúc mỗi câu lệnh của PHP đều là một dấu chấm phẩy (";"), ngoại trừ một vài trường hợp (các bạn sẽ được biết sau này)

Bây giờ tôi xin giải thích cách sử dụng hàm duy nhất trong bài này: echo()

Hàm echo được sử dụng để trả về nội dung của các biến, hằng, chuỗi... cho trình duyệt. Ở ví dụ trên, hàm echo trả về chuỗi "hello, world" và chuỗi "<p align=right> Le Nguyen Sinh </p>". Các thẻ HTML trong chuỗi sẽ được giữ nguyên khi nó được đưa về trình duyệt, và nó sẽ được xử lý như các thẻ HTML khác.

III. Một số lưu ý

Dấu chú thích:

Các đoạn chú thích rất hữu dụng trong các chương trình của bạn (chẳng hạn muốn chú thích câu lệnh này làm gì, đoạn chương trình này làm gì...). Khi phân tích mã PHP, các đoạn chú thích sẽ bị bỏ qua, nhưng một lập trình viên thì không bao giờ bỏ qua chúng

Chúng ta có thể sử dụng một số dấu chú thích sau trong PHP:
Code:
// dòng văn bản chú thích (chỉ áp dụng trên một dòng)
/* Đoạn văn bản chú thích */ (nằm trong cặp /* và */
Lưu ý rằng các dấu chú thích này chỉ có hiệu lực trong các đoạn mã nhúng PHP thôi đấy nhé

Ví dụ
PHP Code:
<?php
    
echo("Tôi là một oan hồn vô danh"); // Hiển thị lời giới thiệu lên màn hình

    
echo (" Sơ yếu lý lịch");
    
/* Hiển thị bản sơ yếu lý lịch
    Copyright © by CMXQ
    */
    
echo ("Tên đầy đủ: XXXXXXX");
    echo (
"Ngày sinh: XXXX");
?>

Ký tự giải phóng

Hãy chú ý đến dòng chữ sau:
My name's "CMXQ"

Để in nó ra màn hình, chắc các bạn sẽ làm như sau:
PHP Code:
<?php
    
echo("My name's ""CMXQ"");
    ?>
Rất tiếc là bạn đã nhầm. PHP có quy định một số ký tự đặc biệt (Dấu ngoặc kép (") là một trong các ký tự đó). Một vài phiên bản của web server khi gặp lỗi này đã không thực hiện nữa, và thông báo lỗi đến người dùng. Còn trong một vài phiên bản khác, nó sẽ tự động chèn một dấu sượt chéo (/) trước ký tự gây lỗi này. Một dấu gạch chéo (\) trước ký tự gây lỗi khiến cho nó được đối xử như là một ký tự thông thường, không phải là ký tự đặc biệt. Ký tự này (\) được gọi là ký tự giải phóng (Escaping character).

Đoạn mã đúng như sau:
PHP Code:
<?php
    
echo ("My name's: \"CMXQ\"");
    
?>
Dưới đây là một số các ký tự đặc biệt mà có thể được chỉ rõ với ký tự giải phóng gạch chéo
Code:
Ký tự nối tiếp Nghĩa
    \' Dấu móc lửng (')
    \" Dấu móc kép (")
    \\ Dấu gạch chéo (\)
    \$ Dấu $
    \n Ký tự tạo dòng mới
    \r Ký tự về đầu dòng
    \t Ký tự Tab
Hãy xem ví dụ dưới đây (yêu cầu bạn tự tìm hiểu và phân tích mã nguồn)
PHP Code:
<?php
    $name
="An Tâm Đức";
    echo(
"Giá trị của biến \$name là $name);
    ?>
OK. Đến bây giờ, bạn đã biết một chút về PHP rồi đấy. Hãy viết vài chương trình PHP, sử dụng hàm echo đi đã nhé . Nhớ chú ý cách thức xử lý các kết quả trả về. Hẹn gặp lại các bạn trong bài sau.
Các bạn có thể tham khảo thêm tại liệu học PHP tại đây.
Chúc các bạn thành công!